27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Vết thương hở, chảy mủ vàng và cách xử lý mà bạn cần biết

Vết thương hở, chảy mủ vàng và cách xử lý mà bạn cần biết
6 phút, 55 giây để đọc.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc trầy xước da hay các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra, vết thương chảy mủ, nhiễm trùng là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, cần xử lý vết thương nhanh chóng và đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vết thương hở nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách rất dễ khiến vết thương xuất hiện mủ vàng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng. Vậy phải làm sao khi vết thương bị lở loét và chảy mủ vàng? Cách chăm sóc vết thương để ngăn ngừa biến chứng và sẹo. Nào cùng với zhoterm.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Quá trình vết thương chảy mủ xảy ra

Quá trình vết thương chảy mủ xảy ra

Khi chưa bị tổn thương, bên ngoài bề mặt của da được bảo vệ bởi lớp acid mỏng do tuyến bã nhờn thường xuyên tiết ra. Lớp màng có tác dụng điều chỉnh độ pH, nuôi dưỡng hệ sinh vật có lợi trên da. Mặt khác, hệ sinh vật đó có khả năng ngăn chặn mọi mầm bệnh tấn công vào cơ thể. Vậy nên, trong điều kiện bình thường, nếu không có tổn thương sẽ không xảy ra phản ứng viêm trên da.

Cơ thể vốn là một thể thống nhất và da đóng vai trò là lớp phòng thủ, bảo vệ đầu tiên. Khi xuất hiện bất kỳ vết rách, trầy xước nào, cấu trúc của da sẽ lập tức bị phá vỡ và dễ dàng bị các yếu tố bên ngoài đặc biệt là vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Do vậy nếu bất cẩn, vết thương sẽ bị nhiễm trùng trong đó mức độ nhẹ là tiết ra chất dịch dạng lỏng, trong suốt thì chỉ là phản ứng bình thường, còn trường hợp hiện tượng chảy dịch có màu vàng hoặc trắng đục thì tình trạng đã nhiễm trùng nặng hơn: Vết thương chảy mủ!

Vì sao vết thương hở lại dễ bị mưng mủ, chảy dịch vàng?

Vết thương hở bị mưng mủ, chảy dịch vàng là tình trạng nhiễm trùng vết thương. Nó xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần vết thương.

Nguyên nhân :

  • Vết thương không được làm sạch sau khi bị thương
  • Vết thương không được điều trị đúng cách
  • Các thao tác, dụng cụ xử lý vết thương không đảm bảo vô khuẩn
  • Trong vết thương vẫn còn tồn tại các vật thể lạ như mảnh thủy tinh, mảnh kim loại… hoặc do động vật cắn
  • Các vết thương bị dập, rách nham nhở nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  • Vết thương không được chăm sóc tốt trước khi lành thương
  • Vết thương ở vị trí dễ bị nhiễm bẩn, ẩm ướt
  • Dinh dưỡng trong quá trình hồi phục kém
  • Người bị thương mắc một số bệnh lý nền như bị tiểu đường, nghiện rượu, hệ thống miễn dịch kém hoặc lưu thông máu kém

Hậu quả của vết thương mưng mủ lâu ngày

Các vết thương bị nhiễm trùng không được điều trị tốt nhất có thể để lại sẹo, hoặc tệ nhất là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn – bao gồm cả tử vong. Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể khác nhau từ cục bộ đến toàn thân.

Biến chứng cục bộ nghiêm trọng nhất của vết thương bị nhiễm trùng là quá trình lành vết thương bị đình trệ, dẫn đến vết thương không lành. Điều này thường gây ra đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng vận động và tổn hại tâm lý đáng kể cho người bệnh.

Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm trùng do vi khuẩn ở các lớp da hoặc lớp dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng do vi khuẩn ở xương hoặc tủy xương), hoại tử hoặc nhiễm trùng huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân).

Cách xử lý vết thương mưng mủ tại nhà

Cách xử lý vết thương mưng mủ tại nhà

Nếu vết thương bị chảy dịch vàng, mưng mủ tức là vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn cần đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để xác định loại nhiễm trùng và có phương pháp xử lý phù hợp.

Thông thường bạn sẽ được xử lý vết thương, kê kháng sinh dạng kem bôi hoặc thuốc uống. Trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng; diện rộng có thể bạn phải phẫu thuật và sử dụng kháng sinh đường truyền tĩnh mạch.

Với các vết thương hở lớn, nham nhở và bẩn cần đến bệnh viện để xử lý. Với các vết thương nhỏ và sạch có thể xử lý tại nhà như vết trầy xước chân tay, vết dao cắt khi nội trợ…

Cách tốt nhất để ngăn vết cắt của bạn không bị nhiễm trùng ngay từ đầu

  • Trước khi can thiệp vào vết thương cần đảm bảo các dụng cụ chăm sóc vết thương đã được làm sạch và vô khuẩn.
  • Rửa tay bằng xà phòng, lau khô và sát khuẩn lại dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào vết thương
  • Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo.
  • Loại bỏ tất cả các mảnh vụn, vết bẩn… có thể đọng lại trong vết thương (ví dụ như đầu gối bị trầy xước; hầu như luôn chứa bụi bẩn và sạn). Để loại bỏ các mảnh vụn, có thể dùng panh hoặc bông vô khuẩn.
  • Việc dùng các loại dung dịch sát khuẩn quá mạnh như oxy già sẽ làm chậm tốc độ lành thương. Có thể dùng dung dịch betadin, povidine 10% hoặc dung dịch rửa vết thương chuyên dụng.
  • Nguyên tắc sát khuẩn là hướng sát khuẩn từ trung tâm vết thương ra ngoại vi; từ cao xuống thấp, từ nơi sạch đến nơi ít sạch. Bán kính sát khuẩn rộng thêm tối thiểu 5cm từ vết thương; hoặc tối thiểu thêm 2,5cm từ mép của gạc băng vết thương.
  • Đối với các vết thương nhỏ và không còn chảy máu có thể để mở, không cần băng lại.
  • Thay băng ít nhất 1 lần/ngày hoặc ngay khi thấy vết thương bị ẩm ướt chảy dịch, bẩn.
  • Ngoài ra, tránh chạm hoặc gãi quá nhiều vào vết thương nhất là khi vết thương đóng vảy.
  • Có thể phủ lên vết thương một số sản phẩm giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và giữ độ ẩm cần thiết cho vết thương như các loại màng bọc sinh học.

Chế độ chăm sóc cho vết thương hở chảy mủ vàng

Đối với người có vết thương nhiễm trùng, ngoài các chế độ chăm sóc và vệ sinh vết thương, người bệnh cần lưu ý đến chăm sóc sức khỏe chung.

Đối với những người có các bệnh lý nền gây ảnh hưởng đến quá trình liền thương như mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng… cần điều trị tốt các bệnh lý nền song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp.

  • Nên ăn thịt gia cầm, thịt nạc chứa nhiều sắt, kẽm tốt cho đông máu; điều chỉnh phản ứng viêm và tăng hiệu quả của các đáp ứng miễn dịch.
  • Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn.
  • Một số loại rau củ có tác dụng tốt như súp lơ; cải xoăn, bắp cải, tỏi, cà chua…
  • Tăng cường bổ sung vitamin A, C: rau có màu đậm; trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất…
  • Hạn chế đường, muối và chất béo bão hòa

Điều quan trọng là bạn cần giữ gìn và vệ sinh vết thương tránh nhiễm trùng. Ngay khi vết thương có biểu hiện nhiễm trùng như sưng đỏ, sốt, vết thương chảy dịch vàng, chậm lành… bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.