27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Thiếu máu não: Biểu hiện và cách điều trị bệnh

Thiếu máu não Biểu hiện và cách điều trị bệnh
6 phút, 35 giây để đọc.

Trong môi trường làm việc căng thẳng như hiện nay, rất nhiều người mắc bệnh thiếu máu não. Trên thực tế, mọi người chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này và những tác hại của nó đối với sức khỏe. Vì vậy, họ có thái độ chủ quan, lơ là trong việc điều trị khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. Thiếu máu não không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa. Các biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vậy bệnh thiếu máu não là gì? Điều trị bệnh thiếu máu não tại nhà như thế nào? Nào cùng với zhoterm.com tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Bệnh thiếu máu não – căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Chắc hẳn chúng ta đều biết não chính là một trong những cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Mặc dù trọng lượng của chúng khá nhỏ, tuy nhiên cơ quan này tham gia vào hầu hết các quá trình vận động trong cơ thể. Nếu như não bộ bị tổn thương thì một số hoạt động khác cũng chịu ảnh hưởng xấu.

Một trong những căn bệnh thường gặp nhất đó là thiếu máu não; hiểu đơn giản, đây là tình trạng tế bào não không được cung cấp đầy đủ lượng oxy. Và các chất dinh dưỡng cần thiết. Hậu quả để lại đó là hệ thần kinh trung ương bị suy giảm chức năng rõ rệt.

Căn bệnh này có thể đe dọa bất cứ đối tượng nào; kể cả người trẻ tuổi và những người cao tuổi. Chính vì thế, chúng ta không thể chủ quan trước những tác động xấu tới sức khỏe.

Ngày nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Phải chăng những áp lực, căng thẳng của cuộc sống hiện đại là yếu tố tác động tới khả năng cung cấp oxy, dinh dưỡng của não bộ?

Bệnh thiếu máu não - căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Cách đánh tan cơn thiếu máu não tại nhà

Biểu hiện bệnh

Thiếu máu não khi chưa tiến triển nặng đến mức đột quỵ thường sẽ biểu hiện bằng những cơn thiếu máu não thoáng qua. Một số triệu chứng không điển hình người bệnh có thể gặp như nhức đầu nhẹ, choáng, nôn, buồn nôn, ngất, bần thần, quên thoáng qua, liệt mặt, méo miệng hay đau ở mắt,…

Hầu như các triệu chứng thiếu máu thoáng qua này sẽ tự mất sau 10 đến 20 phút. Nhưng khi gặp người bệnh có những triệu chứng đó, chúng ta nên xử trí thế nào?

Xử lý bệnh

Nếu bệnh nhân chỉ choáng nhẹ, mất thăng bằng. Bạn nên để bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng thông thoáng, để đầu thấp. Sau đó nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo; cà vạt, thắt lưng để máu dễ dàng lưu thông lên não. Sau khi bệnh nhân tỉnh táo lại, có thể cho uống nước; sữa hoặc ăn cháo loãng rồi nằm nghỉ.

Trường hợp bệnh nhân lơ mơ, ngất và có dấu hiệu nôn. Bạn nên nhanh chóng để bệnh nhân nằm ngửa, một tay đặt vuông góc với chân. Chân đối diện co lên vắt tay cùng bên sang vai bên kia rồi lật bệnh nhân sang một bên, lấy tay gối lên đầu bệnh nhân, tay kia để vuông góc với thân giúp bệnh nhân thông thoáng đường thở. Sau đó, bạn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cần lưu ý, nếu bệnh nhân hôn mê, không để bệnh nhân nằm ngửa. Vì sẽ làm lưỡi của người bệnh bị tụt xuống; lấp và gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp.

Với những cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn có thể xử trí nhanh cho người bệnh bằng những cách trên. Và sau khi người bệnh tạm thời ổn định, hãy đưa họ đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Chỉ có đi khám người bệnh mới có cách điều trị thiếu máu não phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Biện pháp làm ổn định lượng máu lên não

Thiếu máu não là tình trạng máu lên nuôi não không đủ; làm tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Vậy biện pháp nào làm ổn định đường truyền máu lên não?

Để ổn định đường truyền máu lên não người bệnh cần loại bỏ các nguy cơ gây thiếu máu não như bỏ thuốc lá, rượu bia,… Kiểm soát tốt các bệnh lý nền là yếu tố góp phần giảm lưu lượng máu tới não. Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động; tập thể dục là yếu tố không thể thiếu giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt.

Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm chứa thành phần hoạt huyết dưỡng não để duy trì lượng máu lưu thông lên não ổn định

Mẹo chữa thiếu máu não

Mẹo chữa thiếu máu não

Chữa theo đông y

Để có được cách trị thiếu máu não hiệu quả, người bệnh cần phải được thăm khám trực tiếp. Bên cạnh các phương pháp điều trị tây y thì đông y hiện đang là lựa chọn tốt chữa thiếu máu não. Theo đông y, cách trị thiếu máu não sẽ được can thiệp bằng phương pháp châm cứu và dùng thảo dược.

Châm cứu

Thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm vào những huyệt đạo cần thiết trên cơ thể giúp đả thông kinh mạch. Như vậy máu được lưu thông tốt, giảm các cơn đau đầu nhanh chóng. Sau khi châm cứu, cơ thể người bệnh sẽ được thả lỏng, đầu óc được thư giãn, thoải mái hơn.

Xoa bóp

Xoa bóp là phương pháp hay được người bệnh thực hiện tại nhà vì thao tác rất đơn giản. Người bệnh có thể tự mình hoặc nhờ người dùng bàn tay xoa trán; với tốc độ vừa phải, 5 – 10 lần rồi tiếp tục dùng đầu ngón tay trải từ da đầu ra hai bên trán và ra sau gáy 5-10 lần. Để đạt được hiệu quả tốt bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh kết hợp thêm xoa huyệt đạo.

Chữa bằng cơ chế dinh dưỡng

Cách trị thiếu máu não bằng dinh dưỡng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và kiểm soát tốt thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

Máu lưu thông trong cơ thể đảm nhiệm vận chuyển dinh dưỡng; oxy và các chất khác đến từng tế bào của cơ thể để chúng duy trì hoạt động. Để máu lưu thông tốt và vận chuyển đủ lượng oxy lên não thì bạn cần một trái tim khỏe mạnh.

Do đó, các thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ đều có lợi trong điều trị thiếu máu não. Những thực phẩm giàu sắt và protein có trong bữa ăn sẽ giúp tăng cường máu lên não hiệu quả. Hãy làm phong phú thực đơn của bạn với thịt bò; cá và protein thực vật có trong các loại hạt đậu,.. Bên cạnh đó bạn cũng không được bỏ qua các loại rau xanh. Và trái cây tươi giàu omega -3 như quả bơ, óc chó, hạt lanh, cải xoăn, cải bó xôi, …

Thiếu máu não là tình trạng phổ biến gặp ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Do đó khi có các biểu hiện của thiếu máu não. Bạn nên đi khám sớm để ngăn ngừa đột quỵ. Cách trị thiếu máu não hiệu quả nhất sẽ được bác sĩ chỉ định cho bạn khi bạn được thăm khám trực tiếp.