27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Bệnh tiểu đường: Biến chứng và biểu hiện bệnh

Bệnh tiểu đường Biến chứng và biểu hiện bệnh
5 phút, 25 giây để đọc.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương chậm lành… Người trẻ cần chủ động đến cơ sở y tế để khám ngay, vì đây có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường đều cao hơn mức đường huyết bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ đến không có triệu chứng gì. Một số người không biết rằng họ đã mắc bệnh hoặc biến chứng nghiêm trọng trước khi được phát hiện. Nào cùng với zhoterm.com tìm hiểu chi tiết căn bệnh này qua bài viết bên dưới này nhé!

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm:

Biến chứng với bàn chân

Biến chứng thường gặp nhất ở bàn chân của người bệnh tiểu đường chính là hoại tử và nhiễm trùng. Do lượng đường trong máu quá cao khiến máu không thể lưu thông liên tục đến chân – bộ phận ở xa tim nhất. Chính vì thế, nó làm chậm lại quá trình làm lành vết thương. Khi có bất kỳ một vết loét, vết thương dù rất nhỏ nhưng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và hoại tử bàn chân. Hơn nữa, người bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên thấy tê chân tay và không cảm nhận được đau từ vết thương. Nên việc phát hiện tình trạng hoại tử càng khó hơn.

Hằng năm, có rất nhiều bệnh nhân phải đến bệnh viện để tự cắt bỏ đi đôi chân của mình vì nhiễm trùng và hoại tử. Để tránh trường hợp này, bạn nên thường xuyên kiểm tra đôi chân của mình và đến gặp bác sĩ nếu như có tình trạng lở loét, nhiễm trùng.

Biến chứng trên da

Các biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến da bao gồm: lở loét, ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước, u nhọt. Những biến chứng này nghe thì có vẻ bình thường, không nhiều nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không khống chế tốt nó sẽ gây ra viêm da, lở loét, thậm chí là nhiễm trùng nặng.

Biến chứng về mắt

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn. Theo nghiên cứu, có tới 28.5% người bệnh tiểu đường đã bị suy giảm thị lực và mắc các bệnh lý liên quan đến võng mạc. Đặc biệt là tình trạng bong võng mạc khiến mắt từ mờ => đỏ => đau => xuất huyết => mù lòa. Không phải tất cả những bệnh nhân tiểu đường đều sẽ bị mù. Nhưng những người không tầm soát tốt lượng đường trong máu thì chắc chắn sẽ gặp bệnh về mắt.

Biến chứng nhiễm trùng

Nồng độ đường trong máu quá cao chính là môi trường lý tưởng nhất để các loài vi khuẩn phát triển. Các biến chứng nhiễm trùng thường thấy là: nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da và nhiễm trùng bàn chân. Khi đã bị nhiễm trùng, bệnh sẽ chuyển biến xấu rất nhanh và thường gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng; người bệnh cần theo dõi sát sao những thay đổi nhỏ trên cơ thể.

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch

Tim mạch cũng được coi là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường cực kỳ nguy hiểm. Nhất là khi bệnh nhân đã ở giai đoạn cao tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, gần một nửa số bệnh nhân tiểu đường đều sẽ bị chứng huyết áp cao. Sau đó dẫn đến các bệnh về tim mạch, hô hấp. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bệnh tim cao hơn 1,4 lần so với người thường. Khi bị tim, tỷ lệ đột quỵ tăng lên gấp đôi và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị đột quỵ trước đó.

Để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh cần tích cực duy trì cân nặng ổn định. Tuyệt đối không hút thuốc, rượu bia, giữ tâm trạng thả lỏng và thường xuyên thể dục – thể thao.

Nhận biết sớm để phòng ngừa biến chứng

Để phòng ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường; cách duy nhất là chúng ta phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm. Sau đó, có phác đồ điều trị và phương án phòng ngừa tốt nhất. Dưới đây là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà bạn nên biết:

– Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều trong ngày

– Luôn cảm thấy đói, muốn ăn nhiều nhưng lại sút cân không rõ nguyên nhân

– Da ngứa ngáy, xuất hiện các vết sạm đen, mụn nhọt hoặc vết lở loét

– Không có cảm giác đau khi bị thương, vết thương lâu lành

– Mắt mờ, tầm nhìn kém

– Khô miệng, hôi miệng

– Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, căng thẳng

Nếu thấy những dấu hiệu như thế này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết và phát hiện bệnh sớm nhất. Ngoài ra, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì cũng cần phải đi khám định kỳ. Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và phát hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể. Việc phát hiện ra những biến chứng càng lớn sẽ càng giảm thiểu nguy hiểm cho bạn.