27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Đường lây truyền và nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Đường lây truyền và nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
4 phút, 35 giây để đọc.

Khóc lóc, sốt cao hay giật mình là những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tay chân miệng. Tay chân miệng tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Làm sao để bảo vệ bé khi giao mùa? Nào ngay bây giờ cùng với zhoterm.com tìm hiểu chi tiết thông tin về căn bệnh thường gặp ở trẻ để các bậc cha mẹ có thể phòng tránh và chăm sóc con kịp thời nhất qua bài viết bên dưới đây nhé!

Tổng quan bệnh tay chân miệng

Tổng quan bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ khi vào hè. Bệnh dễ lây lan thành dịch lớn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng hàng năm vẫn ghi nhận các ca biến chứng nặng thậm chí tử vong do bị tay chân miệng. Bài viết chia sẻ nguyên nhân và đường lây truyền bệnh để cha mẹ của trẻ biết qua đó phòng bệnh hiệu quả cho trẻ khi mùa dịch sắp đến.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là nhóm virus coxsackievirus A16, A5, A10 và enterovirus 71. Nhưng trong các vụ dịch lớn phần nhiều đều do coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các trường hợp biến chứng nặng thường do enterovirus 71. Bệnh không liên quan đến virus gây lở mồm long móng ở động vật.

Do loài coxsackievirus

Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnh.

Coxsackie A gây viêm họng, phát ban ngoài da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu, viêm màng não vô khuẩn… Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim…

Do Enterovirus 71

Enterovirus 71 (EV71) không phải là typ enterovirus mới nhưng lại có độc tính mạnh và khả năng gây tổn thương nặng tổ chức thần kinh trung ương.
Một số ca bệnh tay chân miệng do EV 71 gây ra có tiến triển thành bệnh viêm màng não và viêm não. Hàng năm vẫn có trường hợp trẻ mắc tay chân miệng tử vong vì nhiễm enterovirus 71.

Khả năng tồn tại của virus gây bệnh trong môi trường bên ngoài

  • Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi.
  • Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.
  • Virus chịu được pH với phổ rộng từ 3 – 9 tức có thể tồn tại trong cả môi trường acid, trung tính và baze.
  • Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do.
  • Ở nhiệt độ lạnh 40C, virus sống được vài ba tuần.

Đường lây truyền bệnh

Đường lây truyền bệnh

Người là nguồn bệnh duy nhất. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp. Việc tham gia hoạt động cộng đồng, đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là yếu tố giúp bệnh lan truyền và bùng phát thành dịch.

Bệnh lây trực tiếp từ người sang người thông qua đường tiêu hóa và hô hấp.

  • Dùng chung bát đũa, chung bát nước chấm.
  • Ngậm đồ chơi
  • Hắt hơi, ho

Bên cạnh đó việc tiếp xúc với dịch tiết từ các phỏng nước cũng là cách bệnh lây lan. Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian bệnh có khả năng lây lạn mạnh.

Người bệnh có khả năng lan truyền virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần, ngay cả sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn. Tức là đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây lan qua người khác.

Do lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Ai dễ bị mắc tay chân miệng nhất?

Thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại virus. Khi mắc bệnh có thể tạo kháng thể đặc hiệu chống virus nhưng người bệnh vẫn có thể mắc lại bệnh do chủng virus khác.

Ở người trưởng thành cũng có thể nhiễm virus nhưng thường đào thải virus mà ít biểu hiện thành bệnh.

Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh chân tay miệng nhưng bệnh có thể nhẹ hoặc không có biểu hiện gì. Chưa ghi nhận việc mẹ mắc bệnh truyền cho con trong bào thai tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc bệnh gần lúc sinh hoàn toàn có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh.

Mặc dù bệnh tay chân miệng thường có thể tự khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên những ca bệnh nặng vẫn có thể dẫn đến biến chứng tử vong. Vì vậy cha mẹ có thể dựa vào đường lây truyền của bệnh để chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ.