26/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Sinh ra từ làng: Câu chuyện khởi nghiệp từ mo cau

ảnh đại diện mo cau
5 phút, 17 giây để đọc.

Quạt mo cau là thứ gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Không chỉ hiện hữu trong những buổi trưa hè oi bức, nó còn là món đồ chơi của trẻ em. Ngày nay, tại một địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi, có một chàng trai 8x đã biến mo cau trở thành “con gà đẻ trứng vàng”.

Các sản phẩm cốc chén, đĩa, thìa nhựa…đã và đang được hạn chế. Do sự ảnh hưởng của chúng tới môi trường, sinh vật trên Trái Đất. Những sản phẩm cốc chén, đĩa…được làm từ mo cau được nhiều người yêu thích. Không chỉ bởi độc lạ mà nó còn giúp bảo vệ môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện khởi nghiệp từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến trong chuyên mục thông tin tiêu dùng.

Mo cau trở thành “con gà đẻ trứng vàng”

Mo cau là thứ gắn liền với tuổi thơ nhiều người. Đặc biệt là với những người thuộc thế hệ 8X trở về trước. Không chỉ là đồ chơi của trẻ con, nó còn được ông bà dùng để làm quạt. Nó còn là vật dụng đựng vài đồ dùng trong nhà. Nay mo cau lại trở thành “con gà đẻ trứng vàng”.

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích trồng cau lớn. Một số vùng núi như huyện Sơn Tây được mệnh danh là xứ ngàn cau. Tại huyện Nghĩa Hành có nhiều điểm thu mua cau tươi. Vậy mà tuyệt nhiên không ai nghĩ đến chuyện hái mo cau để bán. Mo cau theo thời gian rụng xuống đất, được người dân đem nhóm bếp lửa. Thế nhưng, giờ đây mo cau đã có thêm công dụng mới. Nó trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất chén, đĩa, muỗng…

Cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau ở Quảng Ngãi

khởi nghiệp từ mo cau

Những ngày này, cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến (38 tuổi) và những người bạn tại Cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đang hoạt động hết công suất. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, cơ sở của anh đã hoàn thành đơn hàng 50.000 sản phẩm chén, đĩa, khay đựng cơm. Số lô hàng này được đặt bởi đối tác ở Hàn Quốc.

Anh Tuyến chia sẻ: “Ở Nghĩa Hành, nhà nào cũng có vườn và có vài cây cau. Vừa để tạo cảnh quan, vừa hái cau tươi bán. Cho nên tôi đã nghĩ ra việc tận dụng mo cau để làm các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần. Trên thế giới có nhiều nước đã làm thành công”.

Thế là một tấm biển thu mua mo cau được dựng lên. Mỗi mo cau thu mua giá 750 đồng/cái, 15.000 đồng/bó khoảng 20 mo cau. Mo cau được chọn lọc theo tiêu chí khô, trắng, không rách, không mốc. Anh còn tận tình hướng dẫn người dân đến bán mo cau cách giữ mo cau. Mo cau mới rụng phải phơi khô, nếu để dưới đất ẩm lâu ngày thì mo cau sẽ mốc.

Khởi nghiệp từ “mo cau”

Tháng 10/2019, Tuyến chính thức bắt tay vào dự án sản xuất chén, dĩa, muỗng, tô, ly… bằng mo cau. “Mặt hàng này có thể tái sử dụng, giá tốt nữa, khi có nhiều nhà sản xuất nữa là người dân có thể giảm bớt tô nhựa, ly nhựa, hộp xốp hiện đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay. Lúc đầu mình tính đầu tư nhà xưởng luôn, xong khi tính toán chi thì mình chọn sang phương án thuê rồi cải tạo lại theo mô hình sản xuất của mình để tiếp kiệm chi phí.

“Mo cau từ xưa đã được ông bà dùng để làm quạt, rồi đựng vài đồ dùng trong nhà, hoặc trẻ con chơi. Mo cau có đặc điểm như loại gỗ mềm dễ uốn nắn, sạch, không sử dụng thuốc, bẹ mo cau khá to từ 30 – 40cm. Một số sản phẩm kim loại đựng mắm, muối có thể gây ra phản ứng hóa học nhưng đựng mắm, muối bằng mo cau thì rất thân thiện môi trường”, anh Tuyến chia sẻ.

Sau này sản phẩm có đầu ra tốt, mình sẽ quay lại đầu tư làm nhà xưởng sau. Máy móc thì mình nhập về từ nước ngoài một chiếc còn lại là tuyến tự thuê gia công lại máy theo mong muốn của mình để tiết kiệm chi phí. Mình đang chạy ba máy. Nếu bình thường mỗi máy cũng cho ra khoảng 50.000 sản phẩm/tháng. Và nếu đầu ra tốt hơn mình sẽ bổ sung thêm máy cho tương ứng”. Tuyến chia sẻ trên Tiền Phong.

Cơ sở chế biến mo cau tạo thu nhập cho người lao động

Hiện nay ở các khâu vận hành Tuyến vẫn trực tiếp làm. Tuy nhiên, khi mọi thứ đã đi vào hoạt động ổn định, trơn tru, Tuyến sẽ chuyển giao dần cho các nhân viên công ty còn mình tập trung lo mảng tiếp thị sản phẩm và tìm thêm kênh phân phối.

mo cau tạo thu nhập cho người dân

Ngoài việc tạo thu nhập cho người trồng cau, cơ sở của anh Tuyến còn tạo việc làm cho 6 – 10 lao động với thu nhập 5 – 8 triệu đồng mỗi tháng. “Việc vận hành máy khá đơn giản, công việc khá nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập khá cao. Thu nhập mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với làm nông hoặc làm một số ngành nghề khác”, chị Phan Thị Kiều một lao động lâu năm của cơ sở sản xuất mo cau cho hay.

Sản phẩm được thị trường đón nhận

Mỗi tháng, cơ sở chế biến mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến xuất bán ra thị trường khoảng 50.000- 60.000 sản phẩm, với giá bán chỉ từ 1.000 đến 3.000 đồng, nhưng cũng đem về cho anh Tuyến lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng. Sản phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hội An.