27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Mất ngủ kinh niên và các thực phẩm dành cho người mất ngủ

Mất ngủ kinh niên và các thực phẩm dành cho người mất ngủ
6 phút, 17 giây để đọc.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Những người mắc chứng mất ngủ kinh niên phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi. Không chỉ vậy, mất ngủ còn để lại những hậu quả rất đáng lo ngại, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên là một dạng rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,… trong thời gian dài, tái phát nhiều đợt, liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bài viết dưới đây chia sẻ về nguyên nhân gây mất ngủ và người bị mất ngủ nên ăn gì?. Nào cùng với zhoterm.com tìm hiểu nhé!

Tổng quan về căn bệnh mất ngủ mãn tính

Tổng quan về căn bệnh mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian ít nhất 1 tháng. Hầu hết những người mất ngủ đều có các biểu hiện trên.

Mất ngủ dưới 1 tháng gọi là mất ngủ cấp ( ngắn hạn) và mất ngủ trên 1 tháng là mất ngủ mãn tính.

Ước tính 10 – 15 % dân số mất ngủ ngắn hạn hoặc mãn tính. Nước Mỹ có 12,7% người lớn mất ngủ mãn tính, 44% người cao huyết áp mất ngủ so với 19,3% ở người bình thường.

Thức giấc giữa đêm (middle-of-the-night: MONT), khó ngủ trở lại (difficulty returning to sleep: DRS), thức sớm gặp nhiều nhất ở người mất ngủ mãn tính và thường kèm tình trạng khó vào giấc ngủ. Người Việt là một trong các dân tộc có thói quen ngủ trưa rất hợp lý và khoa học nhưng khi mất ngủ mãn tính thì giấc ngủ trưa cũng không còn. Ngủ ngày hay gặp ở người lớn tuổi và bắt đầu một thời kỳ bệnh lý mới.

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính)

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên sử dụng rượu, cà phê, trà đặc, bia, thuốc lá, chất kích thích; thói quen ăn quá no vào buổi tối, chu trình ngủ – thức thay đổi, thói quen ngủ ngày cày đêm, làm theo ca kíp không cố định… dễ gây mất ngủ.

Do lạm dụng thuốc: Trong thành phần của các loại thuốc cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng có chứa cafein gây mất ngủ, lạm dụng dễ gây mất ngủ mãn tính. Thường xuyên uống thuốc an thần, thực phẩm chức năng gây ngủ dễ bị nhờn thuốc, nghiện thuốc, lâu dần đẫn đến mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ kinh niên do bệnh lý: Nhiều người bị mất ngủ kinh niên có liên quan tới một số vấn đề bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đa khớp, viêm xoang, rối loạn tâm thần, trầm cảm,…

Do thiểu năng tuần hoàn não: 80% bệnh nhân mất ngủ kinh niên có nguyên nhân xuất phát từ thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não là sự thiếu hụt oxy lên não, não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây chứng mất ngủ kinh niên.

Người bị mất ngủ mãn tính nên ăn gì?

Rau cải xoong

Trong loại rau này chứa nhiều magiê và canxi nên giúp cho cơ bắp được thư giãn, thoải mái, nhờ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Đây là một thực phẩm quen thuộc với mỗi gia đình và có thể chế biến rất nhiều món ngon từ chúng.

Cải xoong có thể chế biến thành nhiều món như cải xoong xào tỏi; cải xoong xào thịt bò, canh cải xoong nấu thịt, … Nên khi ăn rau còn nóng.

Rau cải xoong

Rau cần tây

Khác với rau cải xoong, cần tây giúp giải tỏa tinh thần hiệu quả. Thường xuyên sử dụng rau cần tây giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Cần tây được sử dụng trong các món cần tây xào thịt bò, cần tây xào đậu phụ, … Ngoài ra, nước ép cần tây cũng là một lựa chọn tuyệt vời để có một sức khỏe tốt.

Chuối

Trong chuối rất giàu magiê và kali; có tác dụng thư giãn các cơ. Bên cạnh đó chuối còn chứa nhiều axit tryptophan được chuyển hóa thành serotomin và melatonin, chất hóa học tự nhiên trong não, điều chỉnh lượng hormone.

Dùng chuối làm sinh tố để uống trước khi đi ngủ. Có thể trộn sinh tố chuối với sữa đậu nành; hoặc trộn với ngũ cốc nguyên cám, thêm ít đường và sữa đóng gói.

Đậu bắp

Thực phẩm này có chứa tryptophan giúp ngủ ngon. Đậu bắp là thực phẩm thông dụng. Có thể dùng để nấu canh chua, luộc, xào, nướng đều ngon và bổ dưỡng.

Các bộ phận của sen

Củ sen: là phần rễ sen cắm sâu dưới bùn. Nó có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ. Củ sen thường được dùng để nấu canh trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Hạt sen: hiệu quả trong việc an thần, thường được sử dụng để trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược. Hạt sen thường dùng để nấu chè hoặc cho vào các món ăn vịt tiềm, gà tiềm. Cũng có khi được dùng để nhồi vào bụng chim bồ câu hầm thật nhừ để ăn.

Tim sen: giúp ngủ sâu giấc và thoải mái. Tim sen thường được sử dụng để làm trà uống mỗi ngày làm nâng cao chất lượng của giấc ngủ.

Súp lơ

Người mất ngủ kinh niên nên bổ sung những đồ ăn giàu chất xơ như rau xanh, đỗ xanh, quả mâm xôi. Đồng thời hạn chế những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: thịt hun khói, thịt bò, bơ và pho mát.

Sữa chua

Sữa chua chứa axit tryptophan có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ. Ngoài ra nó còn chứa nhiều canxi, hữu ích trong việc giảm căng thẳng, ổn định tinh thần. Ăn sữa chua trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon, xua tan lo âu.

Sữa

Sữa

Một ly sữa ấm sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Điều này là do trong sữa có chứa nhiều hợp chất tryptophan giảm căng thẳng, mệt mỏi. Nên uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ khoảng 30-60 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm tuyệt vời cho giấc ngủ. Các hợp chất hóa học có trong mật ong giúp thư giãn tinh thần, hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có thể pha mật ong vào nước ấm, sữa hoặc trà để tăng cường hiệu quả.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc làm dịu tinh thần nên rất hữu ích đối với người mất ngủ kinh niên. Dùng một tách trà ấm, tốt nhất là vào buổi tối sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng. Từ đó mang đến giấc ngủ hoàn hảo hơn.

Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý, cần phải giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật, giúp ngăn ngừa mất ngủ hiệu quả.