27/07/2024

Tổng Hợp 24h

Tổng hợp tin tức 24h

Áp lực suy giảm kinh tế nửa cuối năm 2021 của Trung Quốc

Áp lực suy giảm kinh tế nửa cuối năm 2021 của Trung Quốc.
3 phút, 24 giây để đọc.

Là nơi bắt đầu của đại dịch toàn cầu COVID-19, Trung Quốc đang là một trong những quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất mà dịch bệnh này gây ra khi khắp nơi trên đất nước tỷ dân này có nhiều người nhiễm và chết vì dịch bệnh. Số tiền mà Trung Quốc phải bỏ ra để kiểm soát dịch bệnh cũng như tiêm chủng vaccine chắc hẳn không hề nhỏ. Bên cạnh đó, đất nước này còn phải đối mặt với khá nhiều sức ép của kinh tế thế giới nên chắc hẳn nền kinh tế nước này khó có thể tăng trưởng lại một cách nhanh chóng.

Mới đây, UBS vừa đưa ra lời cảnh báo về nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm trong nửa cuối năm nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chuyên sâu hơn về thông tin kinh tế mới nhất của đất nước đông dân nhất thế giới này nhé.

Dự báo về ngành kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm

Dự báo về ngành kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm.

Ngân hàng Đầu tư UBS vừa công bố báo cáo. Nó mang tên “Triển vọng đầu tư châu Á – Thái Bình Dương” trong kỳ mới nhất. Trong đó cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối diện với áp lực suy giảm. Thời gian là khoảng trong nửa cuối năm 2021. UBS dự báo sau khi đạt mức tăng trưởng 2 con số trong nửa đầu năm. Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong cả năm 2021 sẽ chậm lại còn 5 – 6%.

Báo cáo nhấn mạnh, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố. Như: nhu cầu suy yếu, xuất khẩu chậm lại, bất động sản tiếp tục bị kiểm soát. Cũng như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm thu hẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp… Theo UBS, Chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển sang hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế thực. Và có mục tiêu hơn trong nửa cuối năm.

Một số biện pháp được liệt kê bao gồm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục bơm thanh khoản vào thị trường. Kiểm soát lãi suất tăng đột ngột, mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kiểm soát giá hàng hóa chiến lược. Dự báo, nước này sẽ duy trì tỷ lệ nợ trên GDP dưới 300% vào cuối năm. Mức phát hành trái phiếu cả năm sẽ tăng khoảng 11%.

Tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây

Báo cáo cho rằng chính phủ Trung Quốc có một số biện pháp nới lỏng mang tính mục tiêu. Nhưng có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách bất động sản. Cùng với các nền tảng tài chính của chính quyền địa phương để ổn định nợ.

Tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây.

Theo đó, năm 2020, nợ của Trung Quốc chiếm khoảng 295% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tăng 20 điểm phần trăm tính theo năm. Nguyên nhân do nợ của chính phủ, doanh nghiệp và gia đình đều tăng nhanh. Khi trong thời kỳ dịch bệnh xuất phát từ sự nới lỏng khá mạnh. Báo cáo, Trung Quốc quyết tâm sẽ duy trì tỷ lệ đòn bẩy dưới 300% vào cuối năm nay. Do đó tầng lớp lãnh đạo một lần nữa nhấn mạnh đến tính cần thiết của việc ổn định nợ.

Báo cáo dự báo, mặc dù quy mô phát hành nợ của chính quyền địa phương đã chậm lại đáng kể từ tháng 4 dưới yêu cầu nghiêm ngặt hơn, nhưng các hoạt động phát hành nợ có liên quan trong nửa cuối năm vẫn sẽ được đẩy nhanh, vì tính đến cuối tháng 5 mới chỉ sử dụng 20% hạn mức phát hành trái phiếu 4.470 tỷ NDT (689,7 tỷ USD). Tín dụng quý III năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng tương đối chậm và ổn định trong quý IV, dự kiến mức phát hành trái phiếu cả năm sẽ tăng khoảng 11%.